Các chuyến khảo sát của Dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho Dự án WB “Xây dựng Kế hoạch truyền thông và Thiết kế tài liệu truyền thông về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường y tế” (Gói CPMU/C1/C/25)

Ngày tạo: 15-07-2016 | Chuyên mục: Tin tức

Chất thải y tế (CTYT) đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không được quản lý theo đúng cách tương ứng với từng loại chất thải. 

Hiện nay, cả nước có 13.674 cơ sở y tế, trong đó có 1.253 bệnh viện; 1.037 cơ sở thuộc hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 Trạm y tế xã. Chỉ tính riêng khối bệnh viện, mỗi ngày phát thải khoảng 450 tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Tổng lượng nước thải y tế từ các bệnh viện khoảng 125.000 m3/ngày đêm.

Để giảm thiểu các tác động đến môi trường từ chất thải y tế đến sức khỏe con người và bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2038/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Nhằm đáp ứng các mục tiêu trong quyết định này, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đang dự án Hỗ trợ xử lý chất thải y tế nhằm giúp các cơ sở trong toàn ngành y tế cải thiện, nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện (HWMSP) do Bộ Y tế triển khai với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (NHTG) nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách về y tế công cộng và bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Mục tiêu dự án nhằm cải thiện công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường và các rủi ro về bệnh tật và sức khỏe cho cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, việc nâng cao vai trò quản lý, năng lực thực thi của các đơn vị trong ngành y tế, các bộ/ngành liên quan trong việc tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, các quy định, các chính sách nhằm thực thi hiệu quả việc quản lý chất thải của ngành y tế.

Dự án bao gồm 3 hợp phần chính với tổng ngân sách ước tính khoảng 155 triệu đô, trong đó 150 triệu đô là vốn vay ưu đãi và kinh phí còn lại là nguốn vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.

Với mục tiêu chung nêu trên, Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ cho hệ thống xử lý chất thải của các bệnh viện được hưởng lợi, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và kinh phí vận hành, lập chính sách với 3 mục tiêu sau:
- Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế ở Việt Nam;
- Hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng cho khỏang 200 – 250 các bệnh viện tại Việt Nam (ít nhất 150 bệnh viện), ưu tiên cho các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn thuộc các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số địa phương khác;
- Nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quan trắc, kiểm định hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế.

Để thực hiện mục tiêu của hợp phần 1, Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện đang phối hợp với Liên danh Viện Sinh thái và Môi trường (EEI) và Công ty Truyền thông CREATIO thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Kế hoạch truyền thông và thiết kế các tài liệu truyền thông về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường y tế” nhằm (i) Xây dựng kế hoạch truyền thông về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường đến năm 2020 và (ii) thiết kế các tài liệu truyền thông về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường.

Từ tháng 5 đến tháng 8, Liên danh giữa EEI và Công ty truyền thông CREATIO đã tổ chức các chuyến khảo sát tại các cơ sở y tế tại Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Điện Biên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đak Lak và Nha Trang. Mục tiêu của đợt khảo sát này nhằm thu thập thông tin, đánh giá được thực trạng của công tác truyền thông, nắm được mức độ hiểu biết, kiến thức, thái độ và hành vi của các nhóm đối tượng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho việc phát triển hế hoạch truyền thông tổng thể hỗ trợ công tác quản lý CTYT và MTYT đến năm 2020; Dựa vào khảo sát nhu cầu truyền thông, hình thức truyền thông và kênh truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng, thiết kế một gói tài liệu truyền thông để hỗ trợ các hoạt động trong kế hoạch (11 áp phích, 01 kẹp tài liệu, 02 tờ rơi, 02 bộ phim tài liệu ngắn).

Ha Noi

Họp tham vấn tại Hà Nội

 BV Viet Duc

Họp tham vấn tại Bệnh viện Việt Đức

 WB

Họp tham vấn tại Văn phòng World Bank tại Việt Nam

 Quang Ninh

Họp tham vấn tại Sở Y tế Quảng Ninh

 Dien Bien

Họp tham vấn tại Sở Y tế Điện Biên

Quang Binh 

Họp tham vấn tại Sở Y tế Quảng Bình

 DA Nang

Họp tham vấn tại Sở Y tế TP. Đà Nẵng

 Lam Don

Họp tham vấn tại Sở Y tế Lâm Đồng