Nghiên cứu và phân tích phát triển điện gió tại một số tỉnh phía Nam phục vụ việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cho Công ước khí hậu

Ngày tạo: 09-06-2017 | Chuyên mục: Tin tức

 

Năng lượng gió được xem như một trong những nguồn năng lượng chính trên trái đất. Ngày nay, những dự án sử dụng năng lượng gió đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong xu thế năng lượng đó, Việt Nam đã tiến hành những nghiên cứu khoa học nhằm khai thác tiềm năng của nguồn năng lường mới này. Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích sự phát triển của việc sử dụng năng lượng gió tại Cà Mau, một tỉnh miền Nam Việt Nam và đưa ra cái nhìn cụ thể về tình trạng sử dụng năng lượng gió cũng như khả năng tài chính của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Dự án này tập trung vào tiềm năng lý thuyết và tiềm năng kỹ thuật của năng lượng gió ở Việt Nam, từ Hà Tĩnh vào tới Sóc Trăng. Tổng diện tích của năng lượng gió trên lý thuyết là 5.339 km2, gấp khoảng 2.7 lần với nguồn năng lượng gió ký thuật. Các thông số được đưa ra cụ thể trong báo cáo. Các dữ liệu thu thập được cho thấy Việt Nam có thể khai thác năng lượng gió để sản xuất điện theo quy mô công nghiệp tại khu vực bờ biển Trung bộ và Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn vào tình hình phát triển năng lượng gió ở Cà Mau, vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, tần suất gió trong những năm gần đây được nghiên cứu. Ngày nay, với sự tiến bộ của hành chính công và môi trường kinh doanh, niềm tin và sự ủng hộ của người dân dành cho chính phủ đang ngày được củng cố. Phân tích số liệu thu thập từ năm 1995 đến 2014 cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng gió ở Cà Mau được đánh giá dựa trên 3 loại tiềm năng chính: tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật và tiềm năng tài chính. Từ đó, một kế hoạch tổng thể về việc sử dụng năng lượng gió ở Cà Mau được đề ra. Danh sách các dự án năng lượng gió và các tiêu chí xếp hạng các dự án năng lượng gió ở Cà Mau cũng được đưa ra. Tới năm 2020, thêm 5 dự án được kì vọng sẽ đi vào hoạt động với trữ lượng 350 MW trên tổng diện tích 9092 ha, và đến năm 2030, con số kì vọng lên tới 16 dự án với tổng trữ lượng 3,607 MW trên 90,167 ha.

Dự án này cũng đưa ra cơ chế hỗ trợ và rào cản đối với đầu tư vào năng lượng gió ở Việt Nam. Trong đó, một số cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo được liệt kê chi tiết. Bên cạnh đó, vẫn còn những trở ngại về chính sách và quy hoạch của chính phủ, độ tin cậy của dữ liệu, nguồn nhân lực kĩ thuật cũng như cơ sở hạ tầng gây cản trở cho việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng gió. Để giải quyết những vấn đề này, nhiều ý tưởng đã được đề xuất để cải thiện tất cả các khía cạnh liên quan đến quản lý năng lượng gió. Tới năm 2020, tỉnh Cà Mau hi vọng sẽ trở thành một tỉnh phát triển về kinh tế, xã hội, đóng góp cho sự phát triển của khu vực đồng bằng song Cửu Long cũng như toàn đất nước.

Tại thời điểm này, mới chỉ có duy nhất dự án năng lượng gió Khai Long-giai đoạn 1 với trữ lượng 100 MW đang được xây dựng và sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, giúp giảm thiểu 193,3 nghìn tấn CO2. Dự án Khai Long giai đoạn 2 sẽ được đưa vào hoạt động năm 2030 với kì vọng giảm thiểu 3082.6 nghìn tấn CO2, thay thế cho nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và đóng góp 1.71% vào việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính của các nhà máy năng lượng gió trên cả nước.