Từ thập niên 60, công nghệ khí sinh học đã được biết đến ở Việt Nam như một giải pháp hiệu quả để cung cấp năng lượng cũng như giảm thiếu ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay công nghệ khí sinh học đã lớn mạnh với nhiều loại hầm khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một nghiên cứu về sự phát triển của công nghệ khí sinh học tại một số tỉnh khu vực phía Bắc đã được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu giảm thiểu các chất ô nhiễm trong đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết (NDC) của Việt Nam.
Các công trình chăn nuôi, các nhà máy khí sinh học cũng như những dự án đã được thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Bắc Giang đã được phân tích trong nghiên cứu này. Giá trị nông sản tại các tỉnh này tăng mạnh mẽ trong thời kì 2008-2015 nhờ vào những điều kiện thuận lợi về địa lý cũng như chiến lược đầu tư hợp lý của chính quyền. Hàng nghìn công trình khí sinh học với thể tích trung bình 15-40 m3 mang giá trị từ 0.6 đến 1.398 triệu VNĐ trên mỗi m3 đã được xây dựng bởi các dự án : Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam, Dự án nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm nông nghiệp và công trình khí sinh học, Dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp.
Công trình khí sinh học là công nghệ đóng góp lớn vào sự giảm thiếu phát thải khí nhà kính bằng cách quản lý rác thải, thay thế nhiên liệu hóa thạch cũng như phân bón hóa học. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế, tới nay, chỉ có 0.3% các trang trại áp dụng mô hình khí sinh học trong xử lý rác thải chăn nuôi. Bên cạnh những cản trở chung của ngành công nghệ khí sinh học, các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc phải đổi mặt với những khó khăn riêng như sự biến động về giá nông sản, khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sự hạn chế trong nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ môi trường. Để giải quyết những hạn chế nêu trên cũng như khuyến khích các hộ chăn nuôi và nông trại, nhiều giải pháp đã được đề ra. Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến tiềm năng phát triển công nghệ khí sinh học tại các tỉnh miền núi phía Bắc và đề xuất thực hiện kế hoạch phát triển cho tới năm 2020 cũng được đề ra.
Tiềm năng phát triển của các công trình khí sinh học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm các kế hoạch được đề xuất cho tới năm 2020 với tầm nhìn tới năm 2030 được thảo luận trong dự án này. Ba tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang đã phê duyện kế hoạch phát triển chăn nuôi tới năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trong khi kế hoạch của tỉnh Phú Thọ cũng đã hoàn thiện đang chờ phê duyệt. Cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược chăn nuôi của tỉnh dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng 53.649 công trình khí sinh học và 120.011 cây sẽ được lắp đặt đến năm 2030.
Trong giai đoạn 2008-2030, tổng mức phát thải GHG ước tính của 4 tỉnh miền núi phía Bắc được dự kiến là 1018,8 nghìn tấn CO2 và sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam giảm 32,1% so với mục tiêu đề ra cho NDC của Việt Nam.
Công nghệ Biogas tại Việt Nam