Ngày tạo: 03-07-2024 |
Chuyên mục: Tin tức
- Chi tiết
Nghị định này cho phép mua bán điện trực tiếp thông qua hai hình thức:
- Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng: Đây là hoạt động ký kết hợp đồng mua bán điện và truyền tải điện năng qua đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn.
Các bên liên quan trong mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây kết nối riêng
- Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia: Đây là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được uỷ quyền). Giá thị trường điện giao ngay được xác định bằng tổng của giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường.
Các bên liên quan trong mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia
Các bên liên quan trong mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là đơn vị điện lực sở hữu nhà máy điện từ năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu, các dạng năng lượng tái tạo khác và hệ thống điện mặt trời mái nhà được cấp giấy phép hoạt động điện lực hoặc được miễn trừ giấy phép đối với lĩnh vực phát điện theo quy định.
- Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm là đơn vị được cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với lĩnh vực bán lẻ điện tại khu, cụm có sản lượng mua điện từ 200.000 kWh/tháng trở lên đấu nối cấp điện áp 22kV trở lên.
- Khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác, có sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000kWh/tháng trở lên (trung bình 12 tháng gần nhất) hoặc sản lượng đăng ký từ 200.000kWh/tháng trở lên đối với khách hàng sử dụng điện mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng.
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn đều phải tuân thủ quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư (phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tỉnh, thành phố ); quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực; quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện; quy định về mua bán điện và các quy định khác.
1. MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP QUA ĐƯỜNG DÂY KẾT NÔI RIÊNG
Nguyên tắc
- Hợp đồng và giá bán điện do hai bên thoả thuận;
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thoả thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện du với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị uỷ quyền) theo quy định.
- Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị bán lẻ khác) theo quy định.
- Trường hợp các đơn vị bán lẻ theo mô hình khu, cụm kết hợp phát điện và mua điện từ hệ thống điện quốc gia để bán lẻ điện cho các khách hàng thì giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công thương ban hành.
Trách nhiệm của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo
- Tuân thủ điều 39 Luật điện lực và các quy định về (1) Cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, giấy phép hoạt động bán lẻ điện; (2) Quy định hệ thống điện truyền tải và hệ thống điện phân phối do Bộ Công thương ban hành; (3) Quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện (Điều 54,55 Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn); (4) quy định về đầu tư, xây dựng, an toàn điện, đất đai, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các quy định khác.
Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn
- Tuân thủ quy định tại điều 47 Luật Điện lực và các quy định về (1) An toàn trong sử dụng điện tại điều 57 Luật điện lực; (2) Đầu tư hạ tầng lưới điện đảm bảo an toàn hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; (3) Có đội ngũ quản lý, vận hành lưới điện được đào tạo chuyên ngành điện, được huấn luyện, sát hạch và cấp thẻ an toàn điện theo quy định.
- Báo cáo Bộ Công thương, UBND tỉnh/TP trực thuộc trong thời hạn 10 ngày từ thời điểm ký kết HĐ, qua dịch vụ bưu chính.
2. MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP QUA LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA
Nguyên tắc vận hành
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thoả thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện trên thị trường điện giao ngay theo các nội dung chính quy định tại Phụ lục của NĐ.Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo dự báo công suất trong từng chu kỳ giao dịch (tuân thủ quy định hệ thống phân phối điện của Bộ Công thương) và thực hiện chào giá cho toàn bộ công suất dự báo của nhà máy theo quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành.
- Căn cứ bản chào giá ngày tới, bản chào giá chu kỳ giao dịch tới, Đơn vị điều hành hệ thống điện (Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0)) lập lịch huy động các nhà máy điện, lập bảng kê thanh toán doanh th của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo trên thị trường điện giao ngày trong chu kỳ giao dịch, chu kỳ thanh toán. Đơn vị phát điện đối soát, xác nhận bảng kê.
- Giá thị trường điện giao ngàu là giá thị trường điện toàn phần, được hình thàh theo từng chu kỳ giao dịch trên thị trường.Được xác định bằng tổng giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường.
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập, công bố, đối soát xác nhận và thanh toán theo thoả thuận hợp đồng.
- Tạm dừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp quy định tại điều 27 của Nghị định này.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, tổng công ty điện lực báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia hàng tháng, trước ngày 20 của tháng sau.
- Tập đoàn điện lực báo cáo Bộ Công thương về kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc hàng quý, trước ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.
- Tập đoàn điện lựuc, tổng công ty điện lực, Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện báo cáo Bộ công thương, UBND tỉnh/TP về kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia hàng năm, trước ngày 30 tháng 1 năm sau.
Trình tự tham gia
- Khách hàng sử dụng điện lớn, hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo gửi hồ sơ đăng ký tham gia cơ chế mua bán điện trực tiêp về đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp;
- Văn bản thoả thuận nguyên tắc ký kết;
- Báo cáo hiện trạng của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (loại hình nhà máy, công suất, hiện trạng nhà máy, cơ sở hạ tầng, giá điện hiện hành);
- Thông tin của khách hàng sử dụng điện lớn hoặc đơn vị bán lẻ tại các mô hình khu, cụm (địa điểm, mục đích sử dụng. hiện trạng sử dụng điện, cơ sở hạ tầng và giá hiện hành);
- Văn bàn thống nhất nguyên tắc phân bổ sản lượng điện thực phát;
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị vận hành rà sáot tính đáp ứng của hồ sơ khách hàng, gửi cho Tổng công ty điện lực.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Tập đoàn điện lực cần xác nhận hoặc phản hồi về việc sẵn sàng và thời điểm dự kiến ký kết hợp đồng mua bán điện trên thị trường điện giao ngay.
Phụ lục nghị định quy định:
- Mẫu hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay (kèm theo mẫu biểu các thông số chính của nhà máy điện; hệ thống đo đếm và thu thập số liệu; thoả thuận các đặc tính vận hành; thoả thuận hệ thống SCADA/EMS thông tin liên lạc, rơ le bảo vệ và tự động; giá mua bán điện và tiền điện thanh toán)
- Mẫu hợp đồng mua bán điện giữa khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được uỷ quyền) và tổng công ty điện lực
- Mẫu hợp đồng kỳ hạn (giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được uỷ quyền)
- Chi phí thanh toán bù trừ chênh lệch tháng
- Các mẫu báo cáo theo quy định về báo cáo mua bán điện trực tiếp.