Đại biểu tham dự Hội thảo
Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo
Ông Đặng Hải Dũng, chuyên viên cao cấp của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương trình bày tại Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hoàng, Phó Viện trưởng điều hành Viện Sinh thái và Môi trường (EEI) – Quản lý Dự án/Trưởng nhóm tư vấn trình bày tại Hội thảo
Bà Đặng Hồng Hạnh, thành viên nhóm Tư vấn trình bày tại Hội thảo
Ngày 01 tháng 07 năm 2020, Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Viện sinh thái và Môi trường (EEI) và Công ty Cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) tổ chức Hội thảo “Xây dựng Kế hoạch quản lý hiệu quả lạnh quốc gia”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án K-CEP ““Xây dựng kế hoạch quản lý hiệu quả lạnh quốc gia”.
Việt Nam đang chuyểnsang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ đô thị, với sự gia tăng đáng kể về đô thị hóa, dự kiến sẽ tăng lên 45% tới năm 2020. Do đó, ngành công nghiệp lạnh của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây, đặc biệt khi nhu cầu về làm lạnh dân dụng, làm lạnh công nghiệp trong biến thực phẩm tăng cao trên cả nước.
Do nhu cầuđiều hoà không khí ngày càng tăng nên Việt Nam đã trở thành thị trường ưu tiên của các nhà sản xuất điều hoà không khí. Tuy nhiên, tăng sử dụng điều hoà không khí có mối liên hệ trực tiếp với hiện tượng nóng lên toàn cầu qua tăng phát thải khí nhà kính từ hai nguồn chính: (1) nguồn trực tiếp từ phát thải các môi chất lạnh có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu và nhiều môi chất hiện nay có cả tiềm năng phá huỷ tầng ôzôn, (2) tăng tiêu thụ điện dẫn tới tăng phát thải khí nhà kính từ điện được sản xuất ra từ nhiên liệu hoá thạch.
Cho đến nay Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn để thực hiện các cam kết quốc gia khi tham gia Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ quốc tế song phương và đa phương thực hiện các mục tiêu cam kết này. Các dự án được tài trợ hiện nay cho Việt Nam từ Quỹ Đa phương về Ôzôn nhằm mục đích thay thế môi chất lạnh HCFC-22 bằng các môi chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hơn, nhưng không tài trợ cho các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng khi thực hiện chuyển đổi HCFC.
Trong khi đó, thúc đẩy chuyển đổi sang môi chất lạnh có tiềm năng phá huỷ tầng ôzôn cùng tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng không, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng hiệu suất tiết kiệm năng lượng của điều hoà không khí dân dụng là một cách tiếp cận toàn diện để thực hiện những cam kết trên và góp phần đạt mục tiêu phát triển carbon thấp. Do đó QuỹK-CEP với trị giá 52 triệu đô la được thành lập để bổ sung cho các mục tiêu tiết kiệm năng lượng không bao gồm trong các hỗ trợ của Quỹ đa phương, đặc biệt liên quan đến việc giảm dần HFC.
Việt Nam, cùng với Thái Lan được nhận khoản tài trợ K-CEP vào năm 2017 thông qua Ngân hàng Thế giới với hai hợp phần. Hợp phần 1 của K-CEP nhằm tăng cường thể chế và năng lực và các quốc gia được hỗ trợ để xây dựng Kế hoạch hành động làm lạnh quốc gia gồm tích hợp đánh giá, phân tích và khuyến nghị về môi chất lạnh HCFC và HFC và tiết kiệm năng lượng trong điều hòa không khí dân dụng. Hợp phần 2 là Chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước tiếp cận kiến thức và công nghệ sản xuất điều hoà không khí HFC-32 biến tần.
Vụ TKNL và PTBV của Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận và quản lý thực hiện Hợp phần 1 với sự hỗ trợ của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hội thảo tham vấn là cơ hội để Vụ KTNL&PTBV giới thiệu dựán; hiện trạng và dự báo về hiệu suất năng lượng, môi chất lạnh và công nghệđiều hòa hiệu suất cao của thị trường điều hòa không khí; và các kịch bản tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải các chất làm suy giảm tầng ôzôn cho điều hòa không khí dân dụng tại Việt Nam.
Dựa trên kết quả của Hợp phần 1, Bộ Công Thương cùng các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ xem xét và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng và loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn nhưng bảo đảm hạn chế tối đa ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất điều hoà không khí trong nước cũng như tác động tiêu cực tới người tiêu dùng.