Trong những năm qua Việt nam đã nỗ lực hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm đạt được nhiều mục tiêu trong phát triển KT-XH và nâng cao mức sống của người dân; và năm 2016 Việt Nam bắt đầu triển khai kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 theo định hướng phát triển bền vững.
Đứng trước những thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo chất lượng môi trường và xã hội, trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi và tác động nghiêm trọng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008), Chiến lược quốc gia BĐKH (2011) và kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH (2012), hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững, góp phần vào nỗ lực chung nhằm bảo vệ hệ thống môi trường toàn cầu với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển.
Trong chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ KH&ĐT có trách nhiệm lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển của Việt Nam; Các Bộ, Ngành như Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, các tỉnh và cả hệ thông chính trị đều tích cực lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả việc lồng ghép thì vẫn cần những cải thiện về thể chế.
Tháng 11/2015, khi tham dự Hội nghị COP 21 tại Paris, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết thực hiện Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam với 2 lĩnh vực chính bao gồm: i) giảm thiểu khí thải nhà kính (1- có điều kiện và 2- tự nguyện); ii) thích ứng BĐKH đến năm 2020 và 2021-2030.
Thực hiện các cam kết tại COP21, Chính phủ giao các cơ quan liên quan trong đó có Bộ KH&ĐT các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu "Xây dựng hướng dẫn lồng ghép BĐKH vào Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia" nhằm đáp ứng các nhu cầu thể chế trong lĩnh vực lập kế hoạch ở cấp Trung ương và phối hợp với nỗ lực của Bộ, ngành khác.
Viện Sinh thái và Môi trường được giao thực hiện Nghiên cứu nêu trên.