Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện(HWMSP) được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (WB). Mục tiêu chung của dự án là giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế (CTYT) phát sinh từ các bệnh viện tại Việt Nam, góp phần nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Hướng tới mục tiêu chung nêu trên, dự án đề ra 03 mục tiêu trước mắt là: 1. Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế (QLCTYT) ở Việt Nam; 2. Hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn (CTR) và chất thải lỏng cho khoảng 200 – 250 các bệnh viện tại Việt Nam (ít nhất 150 bệnh viện), ưu tiên cho các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn thuộc các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số địa phương khác; 3. Nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quan trắc, kiểm định hệ thống xử lý CTR và nước thải y tế.
Dự án có 03 hợp phần như sau: 1. Tăng cường cơ sở chính sách và năng lực thể chế cho QLCTYT; 2. Hỗ trợ cải thiện xử lý chất thải bệnh viện; 3. Quản lý, hỗ trợ triển khai dự án. Trong đó, Liên danh EEI và Trung Tâm Kỹ Thuât Môi Trường Và An Toàn Hóa Chấtthực hiện gói tư vấn tiểu hợp phần 1A – “Xây dựng đề xuất sửa đổi hai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, lò đốt CTR y tế và xây dựng mới quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò vi sóng xử lý CTYT lây nhiễm” của hợp phần 1dưới sự giám sát của Ban quản lý Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện (HWMSP), Bộ Y tế
Mục tiêu của Gói tư vấn này gồm 03 sản phẩm:
1. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu trong nước và quốc tế liên quan đến việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến nước thải y tế, lò đốt CTR y tế và thiết bị vi sóng xử lý CTYT lây nhiễm;
2. Dự thảo 03 quy chuẩn kỹ thuật kèm theo báo cáo thuyết minh, gồm: Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế trên cơ sở sửa đổi và bổ sung QCVN 28:2010/BTNMT; Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR y tế trên cơ sở sửa đổi và bổ sung QCVN 02:2012/BTNMT; Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về lò vi sóng xử lý CTYT lây nhiễm;
3. Bảng tổng hợp các ý kiến góp ý đối với dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.
03 sản phẩmnày được thực hiện bằng phương pháp thu thập và báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu trong nước và quốc tế.
Tổ chức khảo sát
08 tỉnh, thành phố trải dài trên 06 vùng của đất nước được lựa chọn làm địa bàn khảo sát. Cuộc khảo sát có mục đích tìm hiểu tình hình phát sinh và quản lý CTYT tại các cơ sở được khảo sát, đặc thù cho các loại hình (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám, trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, đơn vị nghiên cứu...) và quy mô hoạt động (cấp Bộ, cấp tỉnh, huyện, xã). Đoàn nghiên cứu thực hiện chuyến đi thực tế tới các CQ quản lý, cơ sở y tế, đồng thời thu thập, đo đạc và phân tích các mẫu (bao gồm mẫu nước thải, bùn, tro) để đánh giá hiệu quả của việc xử lý nước thải, lò đốt rác y tế rắn và thiết bị lò vi sóng xử lí CTR y tế. Ngoài ra, đoàn công tác tổ chức những buổi họp trao đổi với lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Kế hoạch - Tài chính và đại diện một số CSYT lớn trên địa bàn các tỉnh, thành phố
Tổ chức lấy và phân tích mẫu (04 – 05/2017)
Đoàn công tác khảo sát, thu thập thông tin qua phiếu điều tra xem xét quy mô, hệ thống xử lý và tính chất nước thải của từng cơ sở để có được số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu cho phù hợp. Những địa điểm lấy mẫu ở từng cơ sở bao gồm: khu xử lý nước thải, khu vực chứa bùn thải của quá trình xử lý nước thải, lò đốt CTR y tế, thiết bị xử lý chất thải lây nhiễm, lò hấp CTR lây nhiễm và khu vực nhà lưu trữ CTR y tế. Việc tổ chức lấy và phân tích mẫu được thực hiên và giám sát theo quy chuẩn, đảm bảo và kiểm soát chất lượng mẫu lấy được ở hiện trường và trong phòng thí nghiệm.
Kết quả khảo sát
Nhìn chung kết quả khảo sát và thảo luận với đại diện các cơ quan quản lý bao gồm 2 sở liên quan trực tiếp đến công tác quản lý/xử lý CTYT tại các tỉnh, thành phố là Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường, cũng như tại các CSYT cho thấy công tác QLCTYT đã và đang được ngành y tế coi trọng như việc khám chữa bệnh. Việc phân loại, thu gom, lưu giữ CTR y tế tại các CSYT đều đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Các CSYT đều đã có công trình xử lý nước thải y tế ở các mức độ khác nhau.
Tuy nhiên trong thực tế, việc triển khai công tác QLCTYT tại 8 tỉnh được khảo sát vẫn đang gặp nhiều vướng mắc do hạn chế về năng lực, nhận thức, nguồn vốn và khả năng áp dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng xuống cấp và thấp kém.
Trên cơ sở các phân tích trên đây và các kết quả khảo sát thực tế, Nhóm tư vấn đề xuất giữ nguyên kết cấu của QCVN 28:2010/BTNMT với việc loại các cơ sở khám bệnh ra khỏi phạm vi áp dụng (như vậy, có thể đổi tên “về nước thải y tế” thành “về nước thải bệnh viện”), và đề nghị bổ sung thêm vào Quy chuẩn chỉ tiêu “Tổng các chất hoạt động bề mặt” với ngưỡng quy định 5 mg/l trong cột A và 10 mg/l trong cột B, tương đương với quy định trong QCVN 14:2008/BTNMT (do có sử dụng xà phòng/bột giặt, các chất tẩy rửa, chất khử trùng đối với các khâu giặt, tẩy, rửa). Đề xuất sửa quy định về xử lý chất hoạt động bề mặt trước khi dẫn ra hệ thống xử lý nước thải tập trung để không ảnh hưởng đến hệ vi sinh của hệ thống xử lý. Đối với QCVN 02:2012/BTNMT, Nhóm tư vấn đề nghị Quy chuẩn sửa đổi chỉ áp dụng cho những lò đốt hoạt động trong khuôn viên cơ sở y tế, không áp dụng với các lò đốt chất thải y tế tại các cơ sở hành nghề xử lý CTNH. Nhóm tư vấn cũng đã đề xuất dự thảo QCVN về lò vi sóng xử lý CTYT lây nhiễm.