Bản sửa đổi bổ sung Kigali về loại trừ HFC thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô – dôn đã được các Bên phê duyệt vào ngày 15 tháng 10 năm 2016 và có hiệu lực kể từ tháng 11 năm 2017 với sự phê chuẩn /phê duyệt từ hơn 20 Bên tham gia Nghị định thư Montreal.
Bản sửa đổi bổ sung Kigali về loại trừ HFC thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô – dôn đã được các Bên phê duyệt vào ngày 15 tháng 10 năm 2016 và có hiệu lực kể từ tháng 11 năm 2017 với sự phê chuẩn /phê duyệt từ hơn 20 Bên tham gia Nghị định thư Montreal. Theo bản Sửa đổi Kigali, lộ trình giảm dần HFC của các quốc gia thuộc Điều 5 của NĐT Montreal bao gồm 5 bước: giai đoạn đóng băng từ 2024 đến 2028, giảm 10% từ 2029 đến 2034, giảm 30% từ 2035 đến 2039, giảm 50% từ 2040 đến 2044 và giảm 80% từ năm 2045 trở đi.
Tại Cuộc họp các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc lần thứ 22 (COP22) tổ chức tại Marrakesh, Morocco, "Kêu gọi Hành động Marrakech về Khí hậu của chúng ta và Phát triển bền vững" (UNFCCC, 2016) đã được phê chuẩn bởi 200 quốc gia trong đó có Việt Nam. Bản Kêu gọi Hành động này đã khẳng định:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng tới hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội của các quốc gia cũng như toàn thế giới. Ảnh hưởng của BĐKH thông qua các hiện tượng nước biển dâng, thay đổi về lượng mưa gây ra hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, gió lớn, bão, xâm nhập mặn suy giảm chất lượng không khí... đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người, làm cho gánh nặng bệnh tật thêm tồi tệ và đặt ra những thách thức đối với các quốc gia nói chung và ngành y tế nói riêng trên toàn thế giới. Đặc biệt, tác động của BĐKH đối với sức khỏe của người dân Việt Nam càng trở nên nặng nề hơn khi Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất từ BĐKH trên toàn cầu.
Nghị định thư Montreal về các chất ODS được ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987 tại Montreal, Canada đặt ra các biện pháp, nghĩa vụ loại trừ một số chất CFC, halon cho các nước phát triển (còn gọi là các nước không thuộc Điều 5 Nghị định thư) và các nước đang phát triển (còn gọi là các nước thuộc Điều 5 Nghị định thư). Nghị định thư Montreal đã qua năm lần Sửa đổi, bổ sung, trong đó gần đây nhất là Sửa đổi, bổ sung Kigali được thông qua tại Khóa họp lần thứ 28 của các bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn vào tháng 10 năm 2016.
Trang 3 / 5